Các loại giày tây và độ sang trọng
Nhắc đến giày Tây, người ta thường bàn luận về 4 loại chính: Oxford, Monk Strap, Derby và Loafer. Bạn thường nghe nói rằng Oxfords formal (trang trọng) hơn Loafers v.v. Tuy nhiên đấy chỉ là ngọn của vấn đề. Cái gốc có 5 yếu tố.
1. Càng gọn càng trang trọng
Oxford formal hơn Derby vì phần mui (nơi có lỗ xỏ dây) của Derby đè lên thân giày – xét trên phương diện kỹ thuật tạo ra nhiều đường nối hơn Oxford, nên về mặt thị giác nhìn cồng kềnh hơn.
Single Monk Strap trang trọng hơn Double Monk Strap.
Độ trang trọng giảm dần theo thứ tự: Oxford, Single Monk, Double monk, Derby, Loafer
Loafers kém trang trọng nhất trong 4 loại. Ngoại lệ: Tassel Loafers lại trang trọng hơn Penny Loafers. Yếu tố này đôi khi khó phân định rõ ràng vì còn phụ thuộc vào thị giác. Cùng là Oxfords nhưng có đôi làm nhìn to dày, có đôi mỏng nhẹ thì đôi mỏng nhẹ được tính là trang trọng hơn.
2. Càng liền mạch (seamless) càng trang trọng
Oxfords trang trọng nhất trong 4 loại. Nhưng nếu xét riêng, Oxfords cũng có nhiều kiểu: Wholecut, Plain toe, Cap toe, Wingtip, Long wing…Wholecut trang trọng nhất vì không có gì phá vỡ sự liền mạch của giày: Được làm từ 1 miếng da duy nhất, Wholecut “trơn tru” từ đầu đến cuối.
Càng liền mạch càng trang trọng.
Sau Wholecut lần lượt là Plain toe, Cap toe, Wingtip, Longwing. Longwing và Wingtip kém trang trọng nhất, do nhiều đường nét nhất (riêng phần wing đã tạo thành 1 chữ W uốn lượn và nổi cộm cắt đứt sự liền lạc của giày).
Quarter-brogue trang trọng hơn Semi-brogue, Semi-brogue trang trọng hơn Full-brogue. Đơn giản bởi Quarter-brogue ít rối mắt nhất.
3. Da càng láng bóng càng trang trọng
Thứ tự trang trọng giảm dần theo độ bóng của da: Patent leather, Calfskin, Cordovan, Pebble skin, Exotic skin (da cá sấu, kỳ đà…), cuối cùng là da lộn, Suede.
Da càng láng bóng thì càng trang trọng.
Ứng dụng: Patent leather chỉ mang với tuxedo dự lễ cưới và đi Black Tie events; Calfskin mang đi làm; Cordovan semi-formal; Exotic skin (cho dù nó đắt) và Suede chỉ casual.
4. Màu càng tối càng trang trọng.
Xét một cách tổng thể, giày đen formal hơn giày nâu. Nâu đậm formal hơn nâu sáng.
Những thứ chưa được giải thích bởi 4 yếu tố trên:
– Monkstrap thường được xem nằm giữa Oxfords và Derby.
– Phía trên có nói rằng Loafers ít trang trọng nhất trong 4 kiểu. Tuy nhiên có một trường hợp ngoại lệ là Loafers dùng Patent leather lại trang trọng hơn cả Oxfords dùng Calfskin.
Vậy một đôi Oxford màu sáng so với Loafers màu tối thì sao? Cái này so cùng lúc nhiều chiều nên khó đưa ra kết luận chắc nịch. Thông thường người ta biết nhiều về thứ tự Oxford, Monk, Derby, Loafers nên an toàn nhất là theo xếp loại đó.
– Ứng dụng giày Tây trong nghề nghiệp và của những người nổi tiếng: Monk Strap, đúng như tên gọi, được các tu sĩ châu u mang và được vài nhà thiết kế phổ cập. Hoàng tử Wales 1930s mang full-brogue vốn được xem ít trang trọng đi gặp đối tác (nguồn: László Vass). Các luật sư, thẩm phán và chính trị gia 1960s thích mang Tassle Loafers đến nơi làm việc (nguồn: New York Times 1993). Truyền thông sẽ lăng-xê các xu hướng này và tạo ảnh hưởng thêm đến quan điểm về độ trang trọng.
5. Mũi giày càng thuôn trang trọng.
Ở lĩnh vực Giày Tây Nam Thủ Công, khi nói về độ trang trọng chúng ta có thể nhớ câu “Nhất Last, nhì Detail”. Detail – tức các chi tiết CNES đã nói ở 4 đề mục phía trên. Tuy nhiên, last giày (phom/dáng giày) cũng rất quan trọng trong việc đánh giá độ trang trọng.
Cùng là một đôi Oxford Cap Toe, last giày càng thuôn dài sẽ càng trang trọng. Ngược lại, last giày càng tròn, nói một cách nôm na như ông cha ta mô tả mũi giày “tròn ung ủng” hoặc mũi giày “trông tù tù” thì sẽ càng kém trang trọng. Ngoài ra, last giày có nét vuông (cũng có nghĩa là mũi giày mang hình dáng y hệt) sẽ trang trọng hơn last giày tròn.